Liên kết website :

Số người truy cập: 128431
Đang online: 300
[ Đăng ngày: 21/06/2024 ]

Ngày 20/11/1989, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Công ước Liên hợp quốc về Quyền Trẻ em (Còn gọi là Công ước Quyền Trẻ em năm 1989; có hiệu lực từ ngày 02/9/1990), ngay sau đó được hàng loạt quốc gia đồng tình và phê chuẩn cho thấy đây là vấn đề cấp thiết đối với sự phát triển của mỗi nước.

“Trẻ em như búp trên cành / Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan” là hai câu thơ chứa chan tình yêu thương trẻ em của Bác Hồ. Đồng thời đó cũng là trách nhiệm Bác giao cho các thế hệ kế thừa sự nghiệp cách mạng về việc phải thường xuyên quan tâm, chăm lo đến các thế hệ măng non của đất nước.

Thực hiện tư tưởng của Người, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, chú trọng kiện toàn hệ thống pháp luật, chính sách về bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Thực vậy, Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về Quyền Trẻ em vào ngày 20/02/1990. Từ đó đến nay, mặc dù còn nhiều khó khăn, nước ta đã đạt nhiều tiến bộ trong việc đưa tinh thần và nội dung của Công ước vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và luật pháp quốc gia. Ví dụ như Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật phổ cập giáo dục, Luật lao động, Luật dân sự, Luật tố tụng hình sự... được ban hành hay sửa đổi đều quan tâm thích đáng đến quyền lợi của trẻ em.

Bên cạnh các quyền công dân nói chung như quyền sống (được bảo vệ tính mạng, được bảo đảm tốt nhất các điều kiện sống và phát triển); quyền được bảo đảm an sinh xã hội; quyền được bảo vệ trong tố tụng và xử lý vi phạm hành chính; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; quyền được tiếp cận thông tin và tham gia hoạt động xã hội… trẻ em có quyền được khai sinh, khai tử, có họ, tên, có quốc tịch; được xác định cha, mẹ, dân tộc, giới tính theo quy định của pháp luật. Trẻ em có quyền được chăm sóc tốt nhất về sức khỏe, được ưu tiên tiếp cận, sử dụng dịch vụ phòng bệnh và khám bệnh, chữa bệnh.

Đồng thời, quyền trẻ em là tất cả những gì trẻ em cần có để được sống và lớn lên một cách lành mạnh và an toàn. Quyền trẻ em nhằm đảm bảo cho trẻ em không chỉ là người tiếp nhận thụ động lòng nhân từ của người lớn, mà các em là những thành viên tham gia tích cực vào quá trình phát triển.

Cuốn sách Các quyền cơ bản của trẻ em do Đăng Trường biên soạn, được Nxb Hà Nội phát hành năm 2023 giới thiệu xoay quanh các vấn đề như: Lịch sử vấn đề quyền trẻ em; Khái niệm trẻ em và quyền trẻ em; Các nguyên tắc của Liên Hiệp Quốc về quyền trẻ em; Công ước quốc tế về quyền trẻ em; Thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam; Cách thức giúp trẻ hiểu biết và tham gia thực hiện quyền.

Các quyền cơ bản của trẻ em nhằm giúp bạn đọc hiểu rõ quyền trẻ em là những đặc quyền tự nhiên mà các em được hưởng, được làm, được tôn trọng và thực hiện, là biện pháp bảo đảm cho các em không phải là những người tiếp thu thụ động tình thương hay quyền, từ đó nâng cao nhận thức về quyền trẻ em, phòng, chống thương tích, tăng cường tiếng nói và khả năng tự đại diện của các em, giúp cộng đồng và chính quyền địa phương nâng cao nhận thức về quyền trẻ em và cũng cố các cơ chế hiện có để bảo vệ trẻ em khỏi bị ngược đãi, lãng quên, bóc lột, tránh nguy cơ thương tích  và các mối nguy hiểm trong xã hội, đưa ra chính sách hỗ trợ phát triển  đầy đủ và lành mạnh cho trẻ em.

Sách hiện có tại Thư viện thành phố. Mời các bạn cùng tìm đọc


CÁC TIN KHÁC

THƯ VIỆN THÀNH PHỐ TÂN UYÊN

Địa chỉ : KP 4, Phường Uyên Hưng, thành phố Tân Uyên, Bình Dương

Số điện thoại: 0274 3641.110

Email: thuvientanuyen@gmail.com. Website: http://thuvientanuyen.vn