CẨM NANG CƠ BẢN
Chuyển đổi số là gì?
Chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số.
Tóm tắt
· Tin học hóa là gì?
· Quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện là gì?
· Sự khác nhau căn bản giữa chuyển đổi số và tin học hóa là gì?
· Sự khác nhau căn bản giữa chuyển đổi số với khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo là gì?
· Công nghệ số là gì?
· Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là gì?
· Sự khác biệt căn bản của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là gì?
· Trí tuệ nhân tạo là gì?
· Internet vạn vật là gì?
· Dữ liệu lớn là gì?
· Điện toán đám mây là gì?
· Chuỗi khối là gì?
· Khó khăn và thách thức lớn nhất của chuyển đổi số là gì?
· Chuyển đổi số có gì không tốt?
· Tại sao nói chuyển đổi số là thay đổi kích thước bàn ăn?
2. CẨM NANG CHO NGƯỜI DÂN
Chuyển đổi số trong xã hội là gì?
Chuyển đổi số trong xã hội nhằm hình thành xã hội số. Xã hội số, xét theo nghĩa rộng, là bao trùm lên mọi hoạt động của con người. Động lực chính của xã hội số là công nghệ số, dựa trên sự tăng trưởng thông tin, dữ liệu một cách nhanh chóng, làm thay đổi mọi khía cạnh của tổ chức xã hội, từ chính phủ, kinh tế cho tới người dân. Xã hội số, xét theo nghĩa hẹp, gồm công dân số và văn hóa số. Theo nghĩa này, xã hội số, cùng với chính phủ số và kinh tế số tạo thành ba trụ cột của một quốc gia số.
Tóm tắt
· Thế nào là chuyển đổi số lấy người dân là trung tâm?
· Công dân số là ai?
· Văn hóa số là gì?
· Danh tính số là gì?
· Hạ tầng số là gì?
3. CẨM NANG CHO CƠ QUAN NHÀ NƯỚC
Chuyển đổi số cơ quan nhà nước là gì?
Chuyển đổi số cơ quan nhà nước là hoạt động phát triển chính phủ số của các cơ quan trung ương và tương ứng với đó là hoạt động phát triển chính quyền số, đô thị thông minh của các cơ quan chính quyền các cấp ở địa phương.
Tóm tắt
· Chính phủ điện tử là gì?
· Chính phủ số là gì?
· Điểm khác nhau giữa chính phủ điện tử và chính phủ số là gì?
· Chính quyền số là gì?
· Mối quan hệ giữa đô thị thông minh và chính quyền số?
· Tại sao phải phát triển chính phủ số?
· Tại sao cần phân biệt khái niệm chính phủ điện tử và chính phủ số?
· Quốc gia nào thành công trong phát triển chính phủ số?
· Thách thức lớn nhất trong phát triển chính phủ số là gì?
· Rủi ro gặp phải khi phát triển chính phủ số là gì?
· Chính phủ số phục vụ những ai?
4. LỜI TỔNG KẾT
Cách đây hơn 1000 năm, dân tộc Việt Nam đã thực hiện một cuộc chuyển đổi vĩ đại. Công cuộc chuyển đổi này được dẫn dắt bởi người đứng đầu quốc gia khi đó là Vua Lý Thái Tổ. Điều quan trọng nhất trong chương trình chuyển đổi quốc gia cách đây hơn 1000 năm là sự chuyển đổi về mặt nhận thức. Việc dời đô từ Hoa Lư hiểm yếu nhưng chật hẹp sang Thăng Long trống trải giữa vùng đồng bằng là một sự chuyển đổi về tư duy quản lý đất nước, từ quan điểm phòng thủ đất nước dựa vào sự hiểm yếu sang dựa trên sự phát triển, coi phát triển là cách tốt nhất để bảo vệ quốc gia.
Đất nước hiện nay lại đứng trước một cuộc chuyển đổi khác: cuộc chuyển đổi từ môi trường thực vào môi trường số. Ở cấp cao nhất, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030. Các bộ, ngành, địa phương đã và đang xây dựng chiến lược và kế hoạch hành động của mình. Nhận thức vẫn là yếu tố quan trọng nhất để đi đến thành công.
Chuyển đổi số là một quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện. Nhận thức về chuyển đổi số cũng vậy, không ngừng vận động, biến đổi. Cuốn Cẩm nang này vì vậy sẽ luôn được chỉnh lý, cập nhật, bổ sung, để trở thành một cuốn tài liệu mở, không ngừng vận động, biến đổi theo sự phát triển đó.