Liên kết website :

Số người truy cập: 104063
Đang online: 157
[ Đăng ngày: 28/07/2024 ]

GIỚI THIỆU SÁCH CHUYÊN ĐỀ

KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM (28/7/1929 - 28/7/2024)

Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và người lao động Việt Nam. Trải qua 95 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển, Công đoàn Việt Nam đã có những đóng góp to lớn vào thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Công đoàn luôn gắn bó máu thịt với Đảng, trung thành với lợi ích của giai cấp công nhân, trở thành chỗ dựa tin cậy, vững chắc của đoàn viên, người lao động cả nước đóng góp xứng đáng cho mục tiêu xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Hướng tới kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), Thư viện thành phố trân trọng giới thiệu đến bạn đọc chuyên đề sách “Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 – 28/7/2024):

1.Quyển sách “Công đoàn Việt Nam – 95 năm xây dựng và phát triển ( 1929 -2024), do Đoàn chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nghiên cứu biên soạn, được nhà xuất bản Lao động ấn hành năm 2024.

Nội dung sách phản ánh quá trình ra đời, xây dựng và phát triển của Công đoàn Việt Nam qua 95 năm là tài liệu tuyên truyền giáo dục đến đông đảo đội ngũ cán bộ,công chức, viên chức, công nhân, người lao động, tổ chức công đoàn các cấp trong cả nước, và giới thiệu đến bạn bè quốc tế về truyền thống hào hung và những thành tích to lớn công đoàn Việt Nam đạt được. Đặc biệt cuốn sách đúng kết một số bài học kinh nghiệm quý báu để vận dụng trong xây dựng phát triển công đoàn Việt Nam thời kỳ mới, góp phần xây dựng đất nước phồn vinh hạnh  phúc

Sách gồm 5 chương:

Chương 1: Sự ra đời và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong thời kỳ đấu tranh giành độc lập ( 1929 -1945)

Chương 2: Công đoàn Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954)

Chương 3:  Công đoàn Việt Nam trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước (1954 - 1975)

Chương 4: Công đoàn Việt Nam trong thời kỳ đầu cả nước thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội ( 1975 – 1985)

Chương 5: Công đoàn Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh công nhiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế  ( 1986 -2024).

Ngoài ra sách còn có phần Kết luận; Những phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước tặng tổ chức Công đoàn Việt Nam; Chân dung các đồng chí Chủ tịch Công đoàn Việt Nam qua các thời kỳ; Danh sách các đồng chí Chủ tịch và Phó chủ tịch Công đoàn Việt Nam ( từ khóa I đến XIII )

2. Quyển sách “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh, phát huy vai trò nòng cốt trong liên minh với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức trong tình hình mới”, do Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao Động Việt Nam tổng hợp, Nhà xuất bản Lao động phát hành năm 2023.

Nội dung sách được chia  làm 3 phần chính:

Phần I: Kết quả 20 năm thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 12/3/2003 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh trong tổ chức công đoàn.

Phần II: Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Phần III: Phát huy vai trò nòng cốt của giai cấp công nhân trong liên minh với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng và một số vấn đề đặt ra trong tình hình mới.

Với 19 bài viết của nhiều tác giả là những Phó giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ, là cán bộ công đoàn công tác trên nhiều lĩnh vực. Các bài viết nói về quan điểm của Đảng về phát huy vai trò của giai cấp công nhân trong liên minh với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng qua các thời kỳ cách mạng, bàn một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thực trạng liên minh công nhân – nông dân -  trí thức ở nước ta hiện nay và đề xuất kiến nghị, giải pháp.

Những vấn đề đặt ra trong việc thực hiện chính sách cho công nhân lao động, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho công nhân, tổ chức các phong trào thi đua yêu nước trong công nhân viên chức lao động, thời cơ và thách thức với giai cấp công nhân trong tình hình mới.Bên cạnh đó, công đoàn với chức năng là tổ chức đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, tổ chức công đoàn cần phát huy vai trò của mình trong việc thu hút, tập hợp người lao động và phát huy sức mạnh của giai cấp công nhân, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. 

3. Quyển sách “ Quan hệ lợi ích kinh tế giữa công nhân, nông dân và tri thức ở Việt Nam hiện nay” tác giả Đặng Quang Định, nhà xuất bản Chính trị Quốc gia ấn hành năm 2010.

Cuốn sách được tác giả trình bày khá tỉ mỉ, sát thực tế về những lợi ích kinh tế của giai cấp công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức; phân tích sâu sắc sự thống nhất và cả những biểu hiện của sự thiếu thống nhất trong lợi ích kinh tế giữa công nhân, nông dân và trí thức; đồng thời đưa ra một số giải pháp định hướng tăng cường sự thống nhất lợi ích kinh tế giữa công nhân, nông dân và trí thức.

Thông qua những kết quả khảo sát và nghiên cứu chuyên sâu, tác giả đã khẳng định: Liên minh giai cấp công nhân, nông dân và trí thức nước ta đang có những thay đổi to lớn, làm cơ sở cho những thay đổi bước ngoặt trong sự nghiệp cách mạng. Nên việc củng cố, tăng cường mối liên minh công – nông – trí thức vững mạnh là cơ sở để thực hiện mục tiêu “độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

Nội dung sách gồm 4 chương:

Chương I: Lợi ích kinh tế của công nhân, nông dân và trí thức ở Việt Nam hiện nay

Chương II: Sự thống nhất trong quan hệ lợi ích kinh tế giữa công nhân, nông dân và trí thức ở Việt Nam hiện nay

Chương III: Một số biểu hiện thiếu thống nhất trong quan hệ lợi ích kinh tế giữa công nhân, nông dân và trí thức ở Việt Nam hiện nay

Chương IV: Một số giải pháp tăng cường sự thống nhất lợi ích kinh tế giữa công nhân, nông dân và trí thức ở Việt Nam hiện nay.

Trân trọng giới thiệu mời quý vị và các bạn cùng tìm đọc!

CÁC TIN KHÁC

THƯ VIỆN THÀNH PHỐ TÂN UYÊN

Địa chỉ : KP 4, Phường Uyên Hưng, thành phố Tân Uyên, Bình Dương

Số điện thoại: 0274 3641.110

Email: thuvientanuyen@gmail.com. Website: http://thuvientanuyen.vn