Liên kết website :
Số người truy cập: 127965
Đang online: 98
|
Chủ tịch Tôn Đức Thắng
[Đăng ngày:
10/12/2024]
Đồng chí Tôn Đức Thắng, sinh ngày 20 tháng 8 năm 1888 trong một gia đình nông dân khá giả tại Cù lao Ông Hổ, làng Mỹ Hòa Hưng, Tổng Định Thành, tỉnh Long Xuyên (nay là xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang).
Năm1906, sau khi học xong bậc sơ học ở trường tiểu học Long Xuyên, Tôn Đức Thắng rời quê lên Sài Gòn và đến với giai cấp công nhân đang trong quá trình hình thành. Truyền thống quật cường của quê hương đất nước và cuộc sống giai cấp công nhân đã sớm rèn luyện nhiệt tình yêu nước trong Tôn Đức Thắng. Từ đây, Tôn Đức Thắng đã hòa nhập trong phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp.
[Đăng ngày:
09/12/2024]
Đồng chí Tôn Đức Thắng là “một gương mẫu đạo đức cách mạng: suốt đời cần, kiệm, liêm, chính; suốt đời hết lòng hết sức phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân”(1) - một tấm gương người cán bộ lãnh đạo luôn khiêm nhường và giản dị, trung thực và liêm khiết, nói ít làm nhiều, luôn đặt lợi ích của Đảng, của dân lên trên hết, trước hết. Đó cũng là “người tiêu biểu nhất cho chính sách đại đoàn kết của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh”, “đứng vào hàng ngũ những chiến sĩ tiên phong”(2) của Đảng.
[Đăng ngày:
09/12/2024]
Đồng chí Tôn Đức Thắng, một nhà yêu nước vĩ đại, người chiến sĩ cộng sản kiên cường mẫu mực, lãnh tụ kính mến của giai cấp công nhân và nhân dân các dân tộc Việt Nam. Cuộc đời và sự nghiệp của đồng chí mãi là tấm gương sáng cho lớp lớp thế hệ người Việt Nam nói chung, các thế hệ giai cấp công nhân Việt Nam nói riêng học tập, noi theo.
Vào thời điểm thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1924), giai cấp công nhân nước ta đang trong quá trình hình thành. Năm 1906, đồng chí Tôn Đức Thắng đến Sài Gòn học nghề, chuẩn bị hành trang bước vào cuộc đời người thợ. Năm 1910, đồng chí vào làm thợ ở xưởng Kroff thuộc Sở Kiến trúc cầu đường và nhà cửa ở Sài Gòn. Do có tay nghề giỏi, nên khi làm thợ, đồng chí thường được cử đi sửa chữa máy móc ở nhiều nơi, có khi vào xưởng Ba Son, khi thì vào trường Bách nghệ, đã tạo cho đồng chí có điều kiện tiếp xúc, trao đổi với nhiều đối tượng công nhân. Đồng chí Tôn Đức Thắng không chỉ thuộc thế hệ những công nhân đầu tiên, thế hệ những công nhân giỏi về chuyên môn nghề nghiệp mà còn là người công nhân có lòng yêu nước nồng nàn, có khát vọng đấu tranh cách mạng.
| |